Trong thành ngữ Hình_tượng_con_dê_trong_văn_hóa

Trong ngôn ngữ Việt Nam, hình ảnh dê xuất hiện khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý. Dê (dương) ở nhiều lĩnh vực ngôn từ tự nhiên và xã hội, lý thuyết sách vở và giao tiếp thực tiễn. Dê được lấy làm đối tượng cho nhiều câu ngạn ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao sinh động, dân dã như: Bán bò tậu ruộng mua dê về cày chê cách thức làm ăn không biết tính hay thuật ngữ Cà kê dê ngỗng đánh giá sự kể lể tản mạn, dài dòng huyên thuyên những chuyện lặt vặt, ngoài lề. Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng là kinh nghiệm lựa chọn những hoạt động phù hợp với năng lực, hoàn cảnh

Thuật ngữ nổi tiếng: Treo đầu dê, bán thịt chó chỉ về sự không thống nhất giữa nội dung và hình thức, Chỉ người nói một nơi, làm một nẻo nói và làm không ăn khớp nhau (trong câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Lận thế treo dê mang bán chó/Lập danh cỡi hạc lại đeo tiền. Máu bò cũng như tiết dê dù hai thứ tiết khác nhau người ta ăn tiết canh dê không ai ăn tiết canh bò ám chỉ con người không rõ ràng trong các vấn đề. Dương chất hổ bì có nghĩa là cái chất là chất dê như da là da cọp, dùng bề ngoài loè loẹt, giả dối để lừa bịp che đậy thực chất bên trong. Trong binh pháp cũng có kế: Thuận thủ khiên dương (tiện tay dắt dê) hày thuật ngữ Xua dê cừu đi đấu với hổ báo chỉ về sự không tương quan lực lượng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_con_dê_trong_văn_hóa http://gpquinhon.org/qn/news/tap-chi-muon-phuong/B... http://gpquinhon.org/qn/news/truyen-thong/Hinh-tuo... http://nld.com.vn/tinh-yeu-hon-nhan/chang-le-dan-o... http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p37/c51/n211... http://vovgiaothong.vn/van-hoa/hinh-tuong-con-de-t... http://vtc.vn/456-365875/hinh-anh-an-tuong-trang-t... http://vtv.vn/doi-song/y-nghia-bieu-trung-cua-hinh... https://web.archive.org/web/20130313172948/http://... https://web.archive.org/web/20150402093853/http://... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology)